Tranh đá quý đồng quê cây đa giếng nước sân đình
Tranh Đá Qúy Bảo Sơn xin được gửi đến quý khách ý nghĩa và giá trị phong thuỷ của mẫu Tranh đá quý đồng quê cây đa giếng nước sân đình . Đây là mẫu tranh rất phù hợp để treo trong gia đình, cơ quan, hoặc làm quà tặng. Chúng sẽ mang đến cho gia chủ nhiều may mắn, bình an, tài lộc, thành công. Điều khí an lành cho ngôi nhà của bạn.
Mô tả về tranh.
Tranh đá quý đồng quê cây đa giếng nước sân đình được làm từ đá quý tự nhiên 100%. Như ruby, mã não, thạch anh, spinel, opal, sapphire, tourmaline… ( được khai thác từ trong lòng đất, núi ). Qua gia công nghiền, mài, cắt, chế tác, gắn, ghép thủ công toàn bộ.Tranh được chế tác trên nền là tấm mica đài loan. Được gắn bằng keo 502 chuyên dụng nhập khẩu, nên độ bền rất cao trên 60 năm. Khung tranh được làm bằng nhựa cao cấp hoặc khung gỗ, có móc treo chắc chắn, dễ dàng tháo lắp.
Biểu tượng “ Cây đa, giếng nước, sân đình” trong nét đẹp làng quê.
Từ ngàn xưa hình ảnh “cây đa ,giếng nước ,sân đình” đã sớm đi sâu vào đời sống văn hóa của người dân Việt Nam. Bộ ba “Cây đa, Giếng nước ,Sân đình” gắn bó thủy chung son sắc như người bạn tậm giao với người nông dân. Có thể nói ở đâu có “Cây đa” là có “Giếng nước” hoặc “Sân đình”. Hay nói cách khác ở đâu có con người sinh sống thì có sự hiện hữu của bộ ba này.
Cây đa ,Giếng nước, Sân đình là những nguồn cảm hứng bất tận trong những tác phẩm tranh phong cảnh về làng quê. Những bức tranh này được trưng bày trong phòng khách sẽ làm toát lên vẻ đẹp truyền thống, trang nhã và lịch sự. mang lại sự thoải mái, tươi mát, đầy sinh khí cho không gian ngôi nhà của bạn.
Tranh phong cảnh làng quê thường tái hiện lại những cảnh vật mang đậm nét đời sống sinh hoạt nơi làng quê Việt Nam. Những cảnh vật hết đỗi gần gũi, quen thuộc, đơn sơ mà giản dị.
Đó có thể là con đường làng quanh co, dòng sông uốn lượn, cánh đồng lúa chín bát ngát thẳng cánh cò bay. Rồi đến không khí nô nức của bà con người dân nơi thôn quê vào mùa thu hoạch. Hay đến kí ức tuổi thơ tươi đẹp bên bạn bè chăn trâu, thổi sáo, thả diều, cắt cỏ…Và đương nhiên, hình ảnh gắn liền với kí ức của những người con nơi làng quê không thể thiếu được hình ảnh Cây đa, Giếng nước, Sân đình.
Ý nghĩa tranh Cây đa, Giếng nước, Sân đình.
Không chỉ đẹp mà còn nổi bật với những tầng ý nghĩa riêng của nó.
Cây đa từ lâu đã đi vào lời ru, tiếng hát của các bà, các mẹ “Cây đa quán dốc”, “Lý cây đa” ….Nó mang một biểu tượng của làng quê Việt Nam. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sức sống trường tồn và dẻo dai vượt thời gian. Cây đa như một minh chứng của thời gian, chứng kiến sự đổi thay của con người, đất trời.
Cây đa trong ý nghĩa tâm linh.
Từ xa xưa, cây đa, cây đề, hay cây xanh, cây si đều được coi là những cây có tuổi thọ cao và sức sống bất diệt. Chúng có mặt ở hầu hết mọi vùng miền, là nơi mà ngưng tụ, thu hút sức mạnh tâm linh. Nhiều đồn đoán, nhiều câu chuyện dân gian được “thêu hoa dệt gấm” thêm, khiến những loài cây này đều trở thành linh vật trong văn hóa đời sống.
Cũng bởi vậy, cây đa còn được coi là biểu tượng tâm linh của làng quê. Mặc dù chúng mọc ở nhiều nơi nhưng những nơi như đầu làng, đình làng cổ, đền chùa thường không thể vắng bóng chúng.
Cây đa tạo cho đình, chùa một không gian linh thiêng, thoáng mát và một cảm giác bình yên. Tương truyền, cây đa còn là nơi ngự trị của các thần linh và các linh hồn bơ vơ vất vưởng. Cây đa nào càng già cỗi, rậm rạp lâu đời thì càng gắn bó với thần linh. Cây đa tại các khu di tích và cổng làng thường được người dân thờ cúng, thắp hương. Hành động đó thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh cũng như mong muốn các linh hồn bơ vơ về nương nhờ cửa Phật không đi quấy nhiễu dân làng.
Những nơi người ta mở đường, nếu gặp phải cây đa lớn tuổi, cũng không mấy ai dám chặt phá. Thay vào đó sẽ đi đường vòng qua. Và sẽ lập bàn thờ ở những cây già đó. Đây cũng là do những chuyện kể rằng, có nhiều người gặp tai họa khi chặt phá cây thần.
Cây đa trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Cây đa cổ thụ làng tỏa bóng mát cho những người nông dân sau một ngày làm lụng vất vả. Cho những bà, những chị đi chợ về dừng chân nghỉ. Cho những người lữ thứ bộ hành, cho những người gồng gánh buôn bán kiếm ăn…
Dưới bóng cây đa, họ có thể vừa nghỉ ngơi để uống bát nước chè xanh. Ăn bữa trưa với bát cơm nắm và chút muối vừng mang theo. Cùng nhau trao đổi về những đồng ruộng, chuyện mùa màng, chuyện làm ăn, buôn bán.
Không những thế đó còn là nơi nghỉ ngơi hóng mát của các cụ già. Hay là nơi họp của cả làng, nơi tổ chức những ngày hội hè đình đám…
Đó là chưa kể cạnh gốc cây đa nào trong làng trai gái thường hò hẹn gặp gỡ nhau. Lứa đôi trao duyên gửi phận cho nhau. Lũ trẻ như chúng tôi thường hò hẹn tập trung để đi củi, đi làm thuê. Dưới gốc đa già là nơi trẻ con thường đánh cù, đánh đáo,… Và không ít cuộc hát ví, hát ghẹo dưới đêm trăng thường diễn ra bên cạnh gốc cây đa làng.
Bên cạnh cây đa là hình ảnh giếng nước mang đậm “chất quê” trong đó.
Thời ông bà ta, giếng nước là hình ảnh rất đỗi quen thuộc. Cho đến ngày nay nhiều vùng miền vẫn còn giữ được cái “nét riêng” này. Phải ở trong thời khắc ấy mới hiểu hết giá trị cốt lõi của nó mang lại. Không hiểu sao nước giếng trong, mát đến thế. Thậm chí nhấp thử ngụm nước còn có vị ngọt đọng lại ở họng rất thanh nhẹ. Phải chăng đó là quà tặng của thiên nhiên mang lại cho những người nông dân chất phác.
Giếng nước in đậm dấu ấn của những người phụ nữ lam lũ ngày ấy. Nơi đó rạo rực tiếng cười nói ,trò chuyện của các bà, các mẹ trong lúc nấu nướng, giặt giũ. Những buổi chiều tà múc gáo nước giếng rửa tay chân mà mát cả tâm hồn.
Hình ảnh giếng nước còn đi vào câu chuyện tình yêu kinh điển giữa Trọng Thủy và Mị Châu. Hình ảnh ngọc trai tượng trưng cho Mị Châu. Còn về phần giếng nướ chính là tấm gương phản chiếu tất cả những tội lỗi mà Trọng Thủy mắc phải. Theo như tương truyền thì người ta lấy nước giếng ấy rửa ngọc thì càng rửa càng sáng.
Như vậy, Giếng nước không chỉ là nguồn long mạch chính cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của bà con. Mà chúng còn tượng trưng cho sự gột rửa tâm hồn qua truyện cổ tích Mị Châu Trọng Thủy. Giếng nước đã gột rửa tâm hồn Trọng Thủy được gọi là giếng ngọc.
Nếu giếng nước dành cho những người phụ nữ thì sân đình lại mang đậm dấu ấn của những người đàn ông.
Sân đình là trung tâm hành chính,văn hóa xã hội của làng. Tất cả các việc quan trọng của làng đều diễn ra ở đây như hội họp, xét xử kiện tụng, văn hóa – văn nghệ… Đình làng còn được coi như “trụ sở” của làng. “Trụ sở” này có thể mở không có người trông coi. Phàm là người con của làng đều phải có trách nhiệm trông coi và giữ gìn đình làng. Làng nào trù phú thì đình làng to, còn làng nào thuần nông thì đình làng khiêm tốn hơn. Tuy nhiên, nội dung và hình thức của đình làng to hay nhỏ đều giống nhau. Giống nhau ở cái ý nghĩa đặc biệt – đó là nơi tôn vinh những giá trị văn hóa được mọi người công nhận.
Đình làng là nơi thờ thành hoàng làng – Người có công xây dựng làng được dân làng tôn vinh. Về khía cạnh tâm linh, đình có giá trị to lớn trong quyết định vận mệnh của cả làng. Một làng có phúc hay không người ta thường ngắm đình của làng đó xem thế đất và hướng đình có hợp phong thủy không.
Đình làng – đó là biểu tượng, là cốt cách, là văn hóa của làng xã. Là dấu ấn về kiến trúc của từng thời kỳ. Là “điểm nhấn” của ký ức con người và điểm nhấn của bức tranh đồng quê Việt Nam.
Tái bút.
Khi những cảnh vật trên được tái hiện lại trở nên thơ mộng và đẹp vô cùng. Nó thể hiện một cách chân thực và sống động nhịp sống của làng quê Việt Nam. Nó gợi cho mỗi chúng ta nỗi nhớ nhung man mác về sự yên bình chốn quê hương.
Xã hội ngày càng phát triển thì ta càng khó có cơ hội được thấy lại những hình ảnh xưa cũ kia nữa. Chính vì thế mà những bức tranh đá quý cây đa, giếng nước, sân đình càng có ý nghĩa to lớn hơn. Chúng lưu giữ và tái hiện lại những hình ảnh đặc trưng của những vùng quê xa xưa. Đem lại những cảm xúc khó diễn tả, đồng thời giảm bớt phần nào sự nhớ nhung với những người con xa quê.
Treo những bức tranh này không chỉ giúp trang trí nội thất thêm phần cao cấp và sang trọng. Mà mặt khác sẽ mang cả cái hồn của quê hương thu nhỏ lại ngày trong không gian gia đình của bạn.
Bức tranh sẽ tạo cho bạn cảm giác yên bình, thư thái khi trở về nhà sau những bộn bề, mệt mỏi ngoài kia. Đồng thời cũng là một vật phong thủy giúp cuộc sống gia đình bạn luôn an lành, hòa thuận và hạnh phúc.
Ngoài ra những bức tranh đá quý cây đa, giếng nước, sân đình sẽ là những món quà cao cấp vô cùng đặc biệt và ý nghĩa để dành tặng đến người thân, bạn bè trong các dịp đặc biệt. Với vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc, bức tranh chắc chắn sẽ làm hài lòng tất cả mọi người.
XEM THÊM TRANH ĐÁ QUÝ CÂY ĐA GIẾNG NƯỚC CLICK VÀO ĐÂY . Tranh đá quý phong cảnh.
Giá tranh phụ thuộc vào 2 yếu tố chính.
1. Lựa trọn các loại đá quý để chế tác, khảm lên bức tranh và độ tỉ mỉ của bức tranh.
Gía tranh phần lớn phụ thuộc vào nguyên liệu các loại đá quý. Đá loại đẹp, loại quý hiếm, đá mài nhẵn bóng, đá mảnh to, nhỏ…
Tranh đá quý được chế tác thủ công 100%. Cho nên việc sắp xếp những chi tiết, bố cục của bức tranh sao cho hài hòa, chuẩn, nét. Yêu cầu tay nghề và trí sáng tạo của Họa Sĩ, Nghệ Nhân rất cao. Vậy nên giá tranh cũng sẽ phụ thuộc vào mẫu tranh. Tranh có độ sắc nét, có hồn sẽ tạo ra sự cân đối hài hòa cho tác phẩm.
2. Kích thước tranh và mẫu khung tranh.
Có rất nhiều kích thước tranh và mẫu khung khác nhau. Tranh có sẵn, hoặc làm mới (mẫu nhỏ thì 2-4 ngày, mẫu to từ 5-8 ngày trở lên là xong). Nên có thể đặt làm kích thước theo yêu cầu của quý khách.
Khung có nhiều loại như khung nhựa đặc cao cấp, gỗ dổi, gỗ lim, gỗ hương, gỗ gõ, gỗ sồi…
Thông tin liên hệ
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển. Tranh Đá Quý BẢo Sơn đã vượt lên chính mình để khảng định. Là một trong những đơn vị hàng đầu về chế tác và kinh doanh tranh đá hiện nay.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.